Thanh lọc cơ thể, không lo bị ốm

Thanh lọc cơ thể, không lo bị ốm
Hiện nay có nhiều nguồn thông tin đề cập đến việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách thải độc. Nhưng thải độc là gì, làm thế nào để thải độc đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu và làm rõ để có phương pháp đúng cho mình.
- Các chất độc (độc tố) là gì?
https://doctorbh.vn/doc-to-den-tu-dau/
Chất độc (độc tố) là những chất có hại, gây tổn thương cho các tế bào, các hệ cơ quan trong cơ thể. Độc tố được chia làm 2 loại là nội độc tố và ngoại độc tố.
- Nội độc tố: những chất như peroxidase, lipid peroxide, LOPs... là những chất, sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất, bao gồm các gốc tự do có hại, chất oxy hóa, các nội độc tố sinh ra trong ruột trong quá trình vi khuẩn phân hủy thức ăn, các chất sinh ra khi lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi…
- Ngoại độc tố: là những chất từ bên ngoài môi trường sống xâm nhập vào cơ thể như: các kim loại nặng (chì, asen, amiang…) từ khói bụi oto xe máy, khí thải, nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, thức ăn nước uống, khói thuốc lá, các loại nấm, …
- Tác hại của độc tố với cơ thể con người
Các độc tố khi được sinh ra hoặc xâm nhập vào cơ thể (qua da, niêm mạc, đường hô hấp, tiêu hóa…) sẽ vào máu, đến nhiều cơ quan gan, thận, phổi, tích lũy trong các tế bào mỡ…chúng sẽ gây ra rất nhiều tác động, có thể ngay tức thì và chúng ta cảm nhận ngay được sự thay đổi hoặc tích tụ lại âm thầm và gây hậu quả lâu dài về sau:
- Tác động làm ngăn cản quá trình tạo ra các chất có lợi, làm tổn thương các tế bào gan, thận, cơ, xương…gây ra hàng loạt các rối loạn và bệnh lý (viêm gan, viêm khớp, suy giảm chức năng gan thận, đau mỏi cơ xương khớp…)
- Mệt mỏi, mất ngủ, tích mỡ vùng bụng, tăng đường huyết, mỡ máu…ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Uống nhiều rượu và rượu không đảm bảo chất lượng dẫn đến ngộ độc, tử vong
- Các loại ung thư: ung thư vùng hầu họng, dạ dày, thực quản, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư gan...
- Ngộ độc chì, asen, thuốc trừ sâu…có thể gây đau đầu, đau bụng và dẫn tới tử vong.
III. Bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố
https://cachlammoi.com/cach-giup-nguoi-gia-tang-cuong-tuoi-tho/vui-khoe/
Chúng ta có thể bảo vệ cơ thể mình khỏi các độc tố bằng cách:
- Hạn chế sự sản sinh các chất độc
- Ăn uống lành mạnh: nhiều rau xanh trái cây để tăng cường các chất chống oxy hóa, trung hòa độc tố. Ăn cân bằng các loại đạm, đường, chất béo phù hợp với nhu cầu cơ thể, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực
- Trồng nhiều cây xanh để tạo bầu không khí trong lành
- Giảm thiểu tạo ra khói bụi như: tắt máy xe khi chờ đèn đỏ lâu hơn 30 giây, không hút thuốc lào, thuốc lá
- Tăng cường đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao để sinh ra các chất có lợi cho cơ thể, gia tăng sự đào thải các độc tố qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu và phân
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại và các phương pháp thải độc phù hợp với mình. Hiện tại có nhiều phương pháp thải độc (detox) được mọi người truyền tai nhau và đưa lên nhiều trang web, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều phù hợp với một hay nhiều cách thải độc đó. Đã có rất nhiều trường hợp mệt mỏi, mất nước, rối loạn điện giải… sau khi dùng phương pháp thải độc không phù hợp, thậm chí phải nhập viện. Do đó việc tham khảo ý kiến bác sĩ là vô cùng cần thiết
- Ngoài ra, khả năng thải độc của cơ thể cũng được chi phối bởi gen di truyền. Xét nghiệm gen sẽ cho biết cơ thể bạn có phản ứng nhạy cảm hay không dung nạp với một số loại thực phẩm nào đó không. Khi cơ thể không dung nạp sẽ tạo ra một loạt phản ứng viêm, sinh ra các độc tố.
Do đó việc biết chính xác mình không nên ăn uống chúng và thải độc theo cách nào là điều vô cùng quan trọng. Một số gen giúp đánh giá khả năng thải độc như:
https://sequencing.com/genetic-detoxification-genevironment
- Gen CYP3A: Các isozyme CYP3A bao gồm phần lớn các protein CYP của gan và ruột non. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa của 45-60% các loại thuốc đang được sử dụng. Ngoài thuốc, các isozyme CYP3A chuyển hóa các hợp chất cụ thể như hoóc môn steroid, chất độc và các chất gây ung thư. Người ta cũng biết rằng biểu hiện và hoạt động của các isozyme CYP3A ở gan là khác nhau theo từng cá nhân. Sự liên quan của những thay đổi này trong các tương tác có hại thường gặp trong quá trình phát triển và ứng dụng của các loại thuốc là cơ chất của CYP3A đã được chứng minh. Sự thay đổi biểu hiện của CYP3A cũng được cho là có ảnh hưởng tới khuynh hướng của mỗi cá nhân với bệnh ung thư gây ra bởi các tác nhân ung thư được chuyển hóa bởi CYP3A. Người mang biến thể TT có nguy cơ cao mắc ung thư khi tiếp xúc với các chất gây ung thư từ môi trường, liên quan đến gen khiếm khuyết CYP3A.
- Gen NAT2 mã hóa cho một enzyme có cả chức năng kích hoạt và bất hoạt arylamine và hydrazine trong các loại thuốc và các chất gây ung thư. Khả năng chuyển đổi các chất N-actyl của chúng cũng liên quan tới tăng nguy cơ mắc ung thư và độc tính của thuốc. Người mang biến thể TC bị suy giảm khả năng phân giải các chất gây ung thư.
Nguồn tham khảo:
